NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TRÊN GOOGLE? - CƠ SỞ XÁC ĐỊNH INSIGHT KHÁCH HÀNG CHO CÁC THƯƠNG HIỆU

NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TRÊN GOOGLE? - CƠ SỞ XÁC ĐỊNH INSIGHT KHÁCH HÀNG CHO CÁC THƯƠNG HIỆU

NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ TRÊN GOOGLE? - CƠ SỞ XÁC ĐỊNH INSIGHT KHÁCH HÀNG CHO CÁC THƯƠNG HIỆU

Báo cáo “Vietnam’s Search for Tomorrow” được Google công bố gần đây đã cung cấp những dữ liệu cập nhật nhất giúp các thương hiệu định hình mối quan tâm của người tiêu dùng, từ đó đưa ra hành trình tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Báo cáo “Vietnam’s Search for Tomorrow - Insight For Brand” được công bố gần đây bởi Google đã nghiên cứu & tổng hợp các xu hướng tìm kiếm thông tin phổ biến của người tiêu dùng Việt Nam trên khắp cả nước. Đây là cơ sở để các thương hiệu khai thác, khám phá & phát hiện insight của khách hàng tiềm năng, từ đó thấu hiểu khách hàng mục tiêu & đưa ra những chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông phù hợp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội và chủ động chiếm lĩnh thị trường.

 

1. Sự tăng trưởng của số lượng người dùng Internet tại khu vực nông thôn

Trong những năm gần đây, thị trường nông thôn là khu vực chứng kiến mức độ thâm nhập Internet cao, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác nhiều.

Theo báo cáo, 77% người dân nông thôn Việt Nam kết nối Internet và 91% trong số đó lên mạng hàng ngày. Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là những chương trình phổ cập 100% điện thoại thông minh đến người dân của chính phủ, thông qua việc trợ giá thiết bị và gói dữ liệu rẻ nhất khu vực.

Khu vực nông thôn được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi những thành phố lớn về mức chi tiêu trên trực tuyến. Điều này mang ý nghĩa, trong tương lai, không chỉ riêng thành thị mà người tiêu dùng ở cả khu vực nông thôn cũng có thể tiếp cận được với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào được đưa lên Internet. 

 

Tỷ lệ sử dụng Internet ở khu vực nông thôn Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng cao

2. Sự trỗi dậy của nền kinh tế THEO YÊU CẦU - “Cần-Là-Có” (On-Demand)

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lệnh giãn cách xã hội được áp dụng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn ở nhà và sử dụng các dịch vụ trực tuyến theo yêu cầu. Điều này mở ra cơ hội để các nhà tiếp thị khai thác nhiều hơn những mong muốn, nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng. Thay vì ủng hộ việc mua và tích trữ hàng hoá, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tận dụng sức mạnh của Internet, dịch chuyển mô hình kinh doanh từ offline sang online, từ đó thúc đẩy và cho ra đời những dịch vụ đáp ứng nhu cầu trực tuyến. 

Trên cả nước, lượt tìm kiếm các dịch vụ theo yêu cầu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ. Người tiêu dùng Việt ngày càng sử dụng Internet nhiều hơn để mua sắm, quản lý tài chính, sức khoẻ, giải trí cũng như học tập. 

Mức độ phổ biến của các dịch vụ theo nhu cầu đang gia tăng mạnh trong những năm gần đây

 

3. Thời đại của những người mua sắm THÔNG MINH

Sự phát triển của Internet góp phần mở rộng thêm nhiều kênh mua hàng trực tuyến cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đa dạng thông tin và sự lựa chọn cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, tìm hiểu và khơi gợi động lực trước khi ra quyết định cuối cùng. Bởi người tiêu dùng không chỉ muốn mua sản phẩm chất lượng nhất, tốt nhất mà còn muốn trải nghiệm mua hàng cũng phải thú vị, thuận tiện nhất.

Người tiêu dùng luôn nghiên cứu, tìm hiểu trước khi ra quyết định

 

Bên cạnh việc tìm kiếm thông tin liên quan đến một sản phẩm cụ thể, chẳng hạn sữa tắm X, bột giặt Y,... người dùng cũng có xu hướng tìm kiếm những thông tin chung liên quan đến nhu cầu của họ như sữa tắm dưỡng thể, bột giặt chống mùi ẩm mốc,...

Ngoài ra, một số người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến những nội dung về cập nhật xu hướng mới, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... Điều này có thể được lý giải bởi cùng với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, người tiêu dùng đang dần hình thành tâm lý lo sợ bị lạc hậu. 

Ấn tượng hơn, không chỉ Google, Youtube cũng bắt đầu trở thành kênh nghiên cứu mua hàng và tìm cảm hứng, động lực trước khi ra quyết định của người tiêu dùng.

4. “Kỷ nguyên” của những người tiêu dùng quan tâm đến SỨC KHOẺ

Nhiều người Việt Nam tin rằng sức khỏe có được là do lối sống. Chính vì vậy, họ không ngừng cập nhật thông tin về các sản phẩm, dịch vụ giúp nâng cao sức khoẻ, đồng thời cố gắng làm chủ lối sống của mình. Điều này thúc đẩy họ tìm kiếm thông tin về các sản phẩm được xem là an toàn cho sức khoẻ và các phương pháp luyện tập nâng cao sức khỏe hữu hiệu nhất. Phần lớn những từ khóa người dùng tìm kiếm trên Google đều xoay quanh những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ như chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm, cách phòng chống bệnh…

 

Các từ khóa liên quan đến chất lượng không khí và các sản phẩm giúp cải thiện môi trường gia tăng đáng kể

Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn, điều này thể hiện qua sự gia tăng trong lượt tìm kiếm “đồng hồ thông minh” (tăng 55%) và “tập luyện tại nhà” (tăng 60%), cũng như mức tăng trong lượt tải xuống “fitness app” (tăng 38%).

Ngoài ra, người dùng Internet Việt Nam cũng cho thấy sự gia tăng quan tâm đối với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và tốt cho sức khoẻ mặc dù giá cao hơn, vì Google thấy sự gia tăng trong tìm kiếm về thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như “nước kiềm” (tăng 80%), “bia không cồn” (tăng 250%) và “ít đường” (tăng 100%).

Hiểu về mối quan tâm, nhu cầu thực sự của người tiêu dùng và cách thức họ đưa ra quyết định sẽ giúp các thương hiệu tiếp cận và thuyết phục khách hàng của mình dễ dàng hơn. Hy vọng bài viết của Marcom Mate sẽ giúp các thương hiệu nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi trong tâm lý, hành vi người tiêu dùng để đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. 

Nguồn: https://www.thinkwithgoogle.com/intl/en-apac/marketing-strategies/search/vietnams-search-for-tomorrow-insights-for-brands/

Để được tư vấn, hỗ trợ, báo giá quảng cáo truyền thông thương hiệu, liên hệ:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG CUỘC SỐNG MỚI

VPGD: Phòng 1103, tòa 17T6 Hoàng Đạo Thúy, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Phone: Ms. Giang – 0973 353 234

E-Mail: gianglt@newlifemedia.vn

 

Messenger